Mật mã Da Vinci |
Tác giả : Dan Brown
Dịch giả : Đỗ Thu Hà
Thể loại : Trinh thám - Khoa học giả tưởng
Mật mã Da Vinci (tiếng Anh: The Da Vinci Code) là một tiểu thuyết của nhà văn người Mỹ Dan Brown được xuất bản năm 2003 bởi nhà xuất bản Doubleday Fiction (ISBN 0385504209). Đây là một trong số các quyển sách bán chạy nhất thế giới với trên 40 triệu quyển được bán ra (tính đến tháng 3, 2006), và đã được dịch ra 44 ngôn ngữ.
Tổng hợp các thể loại như trinh thám, giật gân và âm mưu đen tối, quyển sách là phần hai của bộ Tam phẩm (trilogy) - bắt đầu với quyển Thiên thần và Ác quỷ (Angels and Demons) (trong đó nhân vật Robert Langdon được giới thiệu), và sẽ kết thúc bằng Biểu tượng thất truyền (The Lost Symbol, trước đây được biết đến với tên The Solomon Key)[1].
Cốt truyện của tiểu thuyết kể về âm mưu của Giáo hội Công giáo nhằm che giấu sự thật về Chúa Giê-su. Truyện ám chỉ rằng Tòa thánh Vatican biết rõ âm mưu này từ hai ngàn năm qua, nhưng vẫn giấu kín để giữ vững quyền lực của mình. Sau khi vừa xuất bản, cuốn tiểu thuyết đã khơi dậy mạnh mẽ sự tò mò khắp thế giới đi tìm hiểu sự thật về Sự tích Chén Thánh, và vai trò của Mary Magdalene trong lịch sử Giáo hội Công giáo.
Mật mã Da Vinci nhận được nhiều phê bình sâu sắc. Những người ủng hộ cho rằng quyển tiểu thuyết rất sáng tạo, đầy kịch tính và làm cho người xem phải suy nghĩ. Người chỉ trích thì cho rằng quyển sách không chính xác và viết rất kém, những chỉ trích còn lên án các ẩn ý xấu của Dan Brown về Giáo hội Công giáo.
Truyện bắt đầu bằng những nỗ lực của giáo sư môn "Biểu tượng Tôn giáo" (Religious Symbology) Robert Langdon tại Đại học Harvard cùng Sophie Neuveu - cháu gái của Jacques Saunière nhằm làm sáng tỏ cái chết bí mật của người quản lý nổi tiếng Jacques Saunière của Bảo tàng Louvre tại Paris. Thi thể của Saunière được tìm thấy sâu trong Bảo tàng Louvre trong tư thế tương tự như bức tranh nổi tiếng Người Vitruvius (Vitruvian Man) của Leonardo Da Vinci, với một thông điệp bí ẩn viết cạnh, và một hình sao năm cánh (ngũ giác) vẽ trên bụng bằng máu. Như tên của tiểu thuyết hàm chỉ, các thông điệp đầy ẩn ý từ các tác phẩm của Leonardo như Mona Lisa và Tiệc Ly (Bữa tối Cuối cùng) (The Last Supper) xuất hiện xuyên suốt tác phẩm dẫn dắt các manh mối làm sáng tỏ vụ án đầy bí mật này.
Có hai bí ẩn trong cái chết của Saunière:
Câu chuyện dẫn độc giả theo nhiều sự việc và kết cấu cùng xảy ra đan xen, với nhiều nhân vật khác nhau, nhưng đều có liên quan đến vụ án. Chỉ vào lúc kết thúc, toàn cảnh câu chuyện mới trở nên rõ ràng, vì vậy độc giả bị cuốn hút từ đầu đến phút cuối.
Để làm sáng tỏ câu chuyện, Dan Brown đã lồng nhiều suy luận về các trò chơi đảo lộn chữ cái (anagram), cách "chơi chữ" bằng nhiều ngôn ngữ đã thất truyền, và cách giải thích các con số liên quan. Đáp án cuối cùng có liên quan mật thiết đến địa điểm cất giấu Chén Thánh (Sangreal, Holy Grail) và của một hội kín bí mật là Tu viện Sion (Priory of Sion) và Hiệp sĩ dòng Đền (Knights Templar). Một tổ chức tôn giáo khác là Opus Dei cũng có liên hệ đến cốt truyện. Nhưng có chính xác vậy không, tuy chỉ là trong hư cấu? Tác giả không kết luận điều gì, cũng không lên án hoặc tố cáo ai, mà để cho độc giả tự diễn giải. Vì vậy, độc giả tuy đọc cùng một tiểu thuyết nhưng lại có cách hiểu khác nhau.
Đến cuối câu chuyện, nhiều tình tiết được nêu ra để làm tiền đề cho quyển thứ ba và cuối cùng trong loạt tam phẩm này, Chìa khóa Solomon. (xuất bản năm 2009)
Tổng hợp các thể loại như trinh thám, giật gân và âm mưu đen tối, quyển sách là phần hai của bộ Tam phẩm (trilogy) - bắt đầu với quyển Thiên thần và Ác quỷ (Angels and Demons) (trong đó nhân vật Robert Langdon được giới thiệu), và sẽ kết thúc bằng Biểu tượng thất truyền (The Lost Symbol, trước đây được biết đến với tên The Solomon Key)[1].
Cốt truyện của tiểu thuyết kể về âm mưu của Giáo hội Công giáo nhằm che giấu sự thật về Chúa Giê-su. Truyện ám chỉ rằng Tòa thánh Vatican biết rõ âm mưu này từ hai ngàn năm qua, nhưng vẫn giấu kín để giữ vững quyền lực của mình. Sau khi vừa xuất bản, cuốn tiểu thuyết đã khơi dậy mạnh mẽ sự tò mò khắp thế giới đi tìm hiểu sự thật về Sự tích Chén Thánh, và vai trò của Mary Magdalene trong lịch sử Giáo hội Công giáo.
Mật mã Da Vinci nhận được nhiều phê bình sâu sắc. Những người ủng hộ cho rằng quyển tiểu thuyết rất sáng tạo, đầy kịch tính và làm cho người xem phải suy nghĩ. Người chỉ trích thì cho rằng quyển sách không chính xác và viết rất kém, những chỉ trích còn lên án các ẩn ý xấu của Dan Brown về Giáo hội Công giáo.
Truyện bắt đầu bằng những nỗ lực của giáo sư môn "Biểu tượng Tôn giáo" (Religious Symbology) Robert Langdon tại Đại học Harvard cùng Sophie Neuveu - cháu gái của Jacques Saunière nhằm làm sáng tỏ cái chết bí mật của người quản lý nổi tiếng Jacques Saunière của Bảo tàng Louvre tại Paris. Thi thể của Saunière được tìm thấy sâu trong Bảo tàng Louvre trong tư thế tương tự như bức tranh nổi tiếng Người Vitruvius (Vitruvian Man) của Leonardo Da Vinci, với một thông điệp bí ẩn viết cạnh, và một hình sao năm cánh (ngũ giác) vẽ trên bụng bằng máu. Như tên của tiểu thuyết hàm chỉ, các thông điệp đầy ẩn ý từ các tác phẩm của Leonardo như Mona Lisa và Tiệc Ly (Bữa tối Cuối cùng) (The Last Supper) xuất hiện xuyên suốt tác phẩm dẫn dắt các manh mối làm sáng tỏ vụ án đầy bí mật này.
Có hai bí ẩn trong cái chết của Saunière:
- Bí mật nào mà Saunière che giấu đã đem đến cái chết của ông ta?
- Ai là chủ mưu việc ám sát?
Câu chuyện dẫn độc giả theo nhiều sự việc và kết cấu cùng xảy ra đan xen, với nhiều nhân vật khác nhau, nhưng đều có liên quan đến vụ án. Chỉ vào lúc kết thúc, toàn cảnh câu chuyện mới trở nên rõ ràng, vì vậy độc giả bị cuốn hút từ đầu đến phút cuối.
Để làm sáng tỏ câu chuyện, Dan Brown đã lồng nhiều suy luận về các trò chơi đảo lộn chữ cái (anagram), cách "chơi chữ" bằng nhiều ngôn ngữ đã thất truyền, và cách giải thích các con số liên quan. Đáp án cuối cùng có liên quan mật thiết đến địa điểm cất giấu Chén Thánh (Sangreal, Holy Grail) và của một hội kín bí mật là Tu viện Sion (Priory of Sion) và Hiệp sĩ dòng Đền (Knights Templar). Một tổ chức tôn giáo khác là Opus Dei cũng có liên hệ đến cốt truyện. Nhưng có chính xác vậy không, tuy chỉ là trong hư cấu? Tác giả không kết luận điều gì, cũng không lên án hoặc tố cáo ai, mà để cho độc giả tự diễn giải. Vì vậy, độc giả tuy đọc cùng một tiểu thuyết nhưng lại có cách hiểu khác nhau.
Đến cuối câu chuyện, nhiều tình tiết được nêu ra để làm tiền đề cho quyển thứ ba và cuối cùng trong loạt tam phẩm này, Chìa khóa Solomon. (xuất bản năm 2009)
0 nhận xét:
Post a Comment