Thông tin:
Trong tiểu thuyết Đường đen nước đỏ của anh, chiến tranh thêm lần nữa được tái hiện bằng vốn sống và sự tri ân của người lính - nhà văn đối với mảnh đất Khu Năm từng là chiến trường rất khốc liệt, nơi số phận của những người trong cuộc dù là lính ở bên này hoặc bên kia hay là dân thường đều phải gồng mình chịu đựng muôn vàn va đập, nhào trộn dữ dội, nghiệt ngã của thời thế và thường gánh chịu nhiều bi kịch đau thương ghê gớm.
Đỗ Viết Nghiệm lấy mốc thời gian cho cuốn tiểu thuyết bắt đầu từ Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân Mậu Thân năm 1968 đến sau chiến dịch xuân hè năm 1972. Theo anh, đó là giai đoạn bi hùng nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Tiểu thuyết Đường đen nước đỏ của Đỗ Viết Nghiệm bổ sung cho văn học viết về chiến tranh chống Mỹ một phần hiện thực mà theo tôi là còn khá mờ nhạt trước đó. Việc mở thêm những cửa khẩu xuống đồng bằng, tổ chức lực lượng vận tải len lỏi qua hệ thống đồn bốt canh phòng khám xét dày đặc của đối phương để mang gạo muối và nhiều hàng hóa khác lên núi hoặc tổ chức những đơn vị trồng trọt chăn nuôi chuyên nghiệp để giải quyết cái đói trước mắt và chủ động bảo đảm lương thực lâu dài là một kỳ công của quân dân Khu Năm.
Download:http://www.mediafire.com/?9rzkvezppsr7yga
Nghe trực tiếp:
Flash:
Youtube:
0 nhận xét:
Post a Comment